

1.Hãy nghiền nát nỗi sợ hãi và học hỏi mọi điều bạn muốn.
2.Ông trời không sinh ra người đứng trên người, Ông trời không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả, đều do sự học mà ra -Fukuzawa Yukichi.3.Tuổi trẻ không phải là một giai đoạn của Cuộc Sống mà là một trạng thái của Trí Tuệ-Tâm Hồn- Nguyễn Tất Thịnh.4.Tôi chẳng phải là thiên tài, tôi chỉ có một lòng ham hiểu biết ghê gớm-Albert Einstein.5. Vĩ nhân chỉ 1 phần trăm thiên phú còn lại 99% là mồ hôi-Thomas Edison.

Tuổi
trẻ đi liền với mùa xuân, mơ ước và hạnh phúc. Người trẻ thiếu kinh
nghiệm, nhưng có quỹ thời gian dư dả. Hạnh phúc thuộc về những người
biết đặt kế hoạch cho cuộc đời mình, cho từng năm tháng tới.
Thử bắt đầu từ một chuyện đơn giản là bầu cử và ứng cử vào các chức danh lãnh đạo.
Ngày
mai Quốc hội bỏ phiếu bầu, hôm nay người được đề cử vẫn “khiêm tốn” bảo
rằng: tổ chức phân công thì phải chấp hành thôi. Nếu được tin cậy thì
sẽ gắng sức làm cho tốt....
Người
càng khiêm tốn, càng tỏ ra không “mặn mà” với chức vụ thì càng được
đánh giá cao. Ngược lại, hăng hái ra tranh cử, đề xuất chương trình, mục
tiêu cụ thể, không khéo lại bị nghi kị, cho là “hoắng”, nói thế rồi
không biết có làm được thế không....
Có
vị Bộ trưởng, sau nửa năm nhậm chức, khi được hỏi đã chuẩn bị chiến
lược gì phát triển ngành, vẫn bình thản trả lời: “Tôi mới nhận công
việc, cứ giữ ổn định, chưa có kế hoạch gì”.... Một đất nước, tai nạn
giao thông mỗi tháng làm cả nghìn người chết, thiệt hại sinh mạng hơn cả
thời chiến tranh mà Bộ trưởng cứ rủ rỉ, “khiêm tốn”, "chưa có kế hoạch
gì" thì người dân còn biết trông chờ vào ai nữa?
"Tôi sẽ là..."
Lại
nhớ câu chuyện về một anh chàng trẻ, 28 tuổi đã được giao quản lý một
trung tâm mới của một công ty bắt đầu xây dựng tên tuổi. Câu nói "bạo
gan" được mọi người nhớ của anh là "kế hoạch": “35 tuổi, tôi sẽ là triệu
phú tiền đô và 40 tuổi, tôi sẽ là Thủ tướng”...
Trong
khi chuyện ”quyền” và ”tiền” còn là điều khá tế nhị ở một xã hội trọng
sự “khiêm tốn” theo lối cổ truyền thì lời tuyên bố của anh thật sự là
một trái bom.
Người
ta bàn luận xôn xao, nhiều người trẻ cũng lắc đầu, lè lưỡi, vì sự “bạo
gan” và bạo miệng. Có người lại bảo, nếu không nhờ một chút may mắn, một
chút dựa dẫm thân quen, làm sao anh được giao một trọng trách sớm thế.
Suy cho cùng, anh đã có kế hoạch gì cho mục tiêu lớn lao đã đặt ra....
Thế
rồi, những ngày cuối năm này, khi dân cư sốt nóng lên hầm hập với sự
tăng trưởng chóng mặt của thị trường chứng khoán, khi nhiều công chức bỏ
cả việc cơ quan lê la lên sàn tìm kiếm vận may đổi đời, thì trong bảng
cáo bạch tài sản công khai trên TTCK, “kẻ bạo gan” năm nào đã có tên
trong 100 người giàu nhất, với số cổ phiếu sở hữu trị giá không phải một
triệu mà nhiều triệu đô la Mỹ....
Thành
công của một người trẻ dám nói trước điều mình sẽ làm, bất chấp cái câu
cửa miệng: “nói trước bước không qua” ấy là kết quả của một sự may mắn
hay cả một tầm nhìn xa, một kế hoạch đã được vạch ra bài bản? Dù thế nào
đi chăng nữa, thì ước mơ “năm 40 tuổi” đã không bị nhìn như một câu nói
bông phèng của một người chưa đủ chín chắn.
Lặng
Lại
nhớ đến những người lặng lẽ hoàn thành kế hoạch cuộc đời mình, như một
sự nghiệp sống còn phải đạt đến. GS Trần Đức Thảo hoàn thành những bài
nghiên cứu sâu sắc và minh triết của mình để đăng trên các tạp chí nổi
tiếng ở Đức. Một nhà triết học sống đạm bạc, lặng lẽ đến cô độc lại là
tác giả của những tác phẩm triết học nổi tiếng làm các học giả hàng đầu ở
các nước có nền triết học hàng đầu châu Âu phải nghiêng mình.
Một
người da trắng bệch vì căn bệnh gan hành hạ, đi chiếc xe đạp thiếu nhi
Liên Xô, đầu gối chạm đến tận ghi đông, mà như nhà văn Tô Hoài kể lại
trong cuốn hồi kí “Chiều chiều”: vốn ăn cơm chỉ toàn nước mắm rồi, ông
cho luôn nước mắm vào nồi nấu lẫn với gạo xúc ăn, cho đỡ mất công.....
Cả
cuộc đời ông cô độc đi trên một hành trình, để rồi đến kiệt cùng con
đường ấy, ông “là nhà triết học duy nhất ở Việt Nam, còn chúng tôi chỉ
là những người nghiên cứu về triết học” như lời nhận xét chân thành của
một học giả đầy uy tín - GS Trần Văn Giàu.
Còn
nữa, GS Hà Đình Đức, chuyên gia số một về rùa hồ Gươm. Những năm đất
nước tem phiếu, hạt gạo còn thiếu, cái ăn, cái mặc là mối lo thường
trực, vậy mà ông đã một mình một đường nghiên cứu... về rùa! Cứ lụi cụi
đi theo cụ Rùa hồ Gươm, ghi chép tỉ mẩn, những lần cụ nổi lên, đặc tính
sinh học, môi trường sống.... để cả chục năm sau, dần dần xác lập hồ sơ
về loài rùa quý hiếm này là rùa mai mềm nước ngọt, chỉ duy nhất có ở
Việt Nam, ở Việt Nam mới thấy duy nhất ở hồ Gươm, và gần đây GS lại công
bố một giả thiết duy nhất nữa: chỉ có duy nhất một cá thể rùa!
Không
biết giả thiết “duy nhất” này có đúng không, nhưng GS Đức thì đã đúng
là người duy nhất nắm trong tay bộ hồ sơ quý giá về cụ Rùa thiêng, gắn
với lịch sử Thăng Long văn hiến, chứng kiến bao biến thiên lịch sử của
dân tộc.
Kế
hoạch cuộc đời ông, sự nghiệp nghiên cứu của ông, thiết nghĩ chỉ gắn
với danh xưng dân dã “nhà rùa học”, cũng đủ vẻ vang và ghi dấu thành
công?
Không giấu mình
Những
người trẻ hôm nay có hành trang về những kinh nghiệm của thế hệ đi
trước, có một bầu không khí khoáng đạt hơn để thực hiện các ước mơ. Và
hình như, họ không lặng lẽ khi đề ra những kế hoạch của năm mới đến hay
dài hơi hơn là những kế hoạch cuộc đời.
Những
cô gái đặt kế hoạch Tết này chinh phục đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà Đông
Dương có thể đặt ra cả một forum để bàn bạc, cùng nhau sắp đặt công
việc để hoàn tất nó.
Lại
có cô dẫn chương trình truyền hình đang nổi đình nổi đám, sau khi công
bố người yêu là một chàng đẹp trai kém tuổi mình, lại đã lên đường du
học với “kế hoạch” dài hạn là sau 4 năm nữa sẽ làm giám đốc một công ty
truyền thông có đẳng cấp.
Còn
kế hoạch ngắn hơn? Hơi riêng tư một tý, nhưng thời nay, những người trẻ
cũng không phải quá giấu mình: “Hai chúng tôi sẽ đi nghỉ Tết cùng nhau 7
ngày ở Đài Loan. Đã xa nhau nhiều rồi, phải có thời khắc sẻ chia, bù
đắp cho nhau...”
Có
những kế hoạch của những người hôm nay còn lặng lẽ, ngày mai sẽ nổi
tiếng. Đó không phải là những ước mơ thuần tuý như thế hệ xưa vẫn nói.
Đi kèm với nó là cả một lộ trình để thực hiện.
Lộ
trình ấy có thể rất thực tế, nhưng cũng có khi đầy lãng mạn, kiểu như
một cô bạn đang du học ở Nhật Bản của tôi: “Em sẽ đến tất cả những nơi
bố mẹ em đã từng mơ ước đến”. Cô đã học dự bị ĐH ở Mỹ bằng học bổng bán
phần, học ĐH ở Pháp bằng tiền tự túc và dừng chân ở Nhật với suất học
thạc sĩ. “Sang năm em sẽ sang Nga, nơi bố mẹ em đã gặp và yêu nhau...”
Những ngày làm thêm kiếm tiền học ở xứ người đã khiến cô bé ấy cứng cáp
hơn nhiều. Với mức lương khởi điểm vài ngàn đô một tháng, giấc mơ đi
khắp thế giới của cô giờ không còn quá tầm tay.
*******************
Đất
nước, ở tầm vĩ mô có những kế hoạch nhìn xa về phía trước, có những
cương lĩnh được đưa ra toàn dân lấy ý kiến, tranh thủ trí tuệ của cả mấy
chục triệu người.
Còn
những người trẻ, họ cũng đang phác thảo cho mình những dự định để đi
tới tương lai bằng bước chân tự tin và đầy bứt phá. Đó là cơ sở để đi
đến hạnh phúc, khi được làm điều mình thích, được sống với niềm say mê
và bản lĩnh của mình.
-
Đỗ Chí Nghĩa (vietnamnet.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét