skip to main |
skip to sidebar
Sức mạnh của mục tiêu

Nếu
bạn không đạt được tiến bộ như mong đợi trong cuộc sống riêng tư cũng
như trên phương diện nghề nghiệp thì nhiều phần là bạn đã xác định mục
tiêu chưa rõ ràng và chưa hình dung được nó. Xác định rõ mục tiêu mới
giúp Bạn thực hiện và hoàn thành được nó. Xác định rõ mục tiêu là điều
thiết yếu để thành công.
Một
tác giả người Anh, Edward G. Bulwer-Lytton, đã viết: “Người thành công
hơn người chính là người từ khi còn trẻ đã biết rõ mục đích của mình và
luôn tập trung các khả năng của mình vào mục đích đó. Ngay cả thiên tài
cũng chỉ là khả năng quan sát tinh nhạy được củng cố bởi một mục đích
nhất quán. Tất cả những người có khả năng quan sát cẩn thận và kiên
quyết đều có thể trở thành thiên tài.”
Lợi ích của việc xác lập mục tiêu không có gì bí ẩn hay mơ hồ mà là những giá trị có thực và quan trọng:
1. Vạch rõ mục tiêu sẽ cải thiện hình ảnh bản thân bạn. Nó giúp bạn tiến bộ ngay bây giờ và sau này.
2. Nó làm bạn nhận ra sức mạnh của mình để nhờ đó vượt qua trở ngại và tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề.
3.
Nó cũng làm bạn nhận ra được điểm yếu của mình. Nhờ đó, bạn có thể vạch
ra mục tiêu mới để tiến bộ và mạnh hơn trong những lĩnh vực đó
4.
Mục tiêu đem lại cho con người sự tự tin. Sự thất vọng sẽ giảm ngay lập
tức khi sự mơ hồ và nghi ngờ được thay bằng tổ chức và đường lối rõ
ràng.
5. Nó cho bạn ý nghĩa của những chiến thắng quá khứ, đó sẽ là tác nhân kích thích cho thành công hiện tại.
6. Viết ra các mục tiêu sẽ giúp bạn hình dung, hành động và đạt được chúng.
7. Xác lập mục tiêu cho bạn con đường để đi
8.
Xác lập mục tiêu sẽ buộc bạn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và vì vậy xây
dựng được đường lối thích hợp. Bạn buộc phải rành mạch. Đó là bước đầu
tiên, tích cực, công khai để thành công.
9.
Xác lập mục tiêu sẽ tạo ra thực tế và phân biệt thực tế với mơ tưởng. Nó
không phải là giấc mơ. Nó phân biệt rõ ràng và vạch ra những vai trò mà
bạn phải thực hiện.
10.
Xác lập mục tiêu sẽ làm bạn có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.
Nó buộc bạn phải định rõ và xây dựng hệ thống giá trị ở dạng cụ thể.
11.
Mục tiêu sẽ là một tiêu chí để mài sắc khả năng quyết định. Người ta
luôn phải dựa vào một số tiêu chí hoặc tiêu chuẩn nào đó để quyết định.
Nếu không xác định rõ các tiêu chuẩn, người ta sẽ phải quyết định dưới
sức ép tức thời.
Để
mục tiêu có sức cuốn hút và hướng chúng ta tới thành công, chúng ta phải
theo những nguyên tắc xác lập mục tiêu - đó là “luật chơi”.
1. Mục tiêu của bạn phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn không thể được thúc đẩy bằng mục tiêu của người khác hoặc của công ty.
2.
Mục tiêu của bạn phải được xây dựng một cách tích cực. Một phần quan
trọng trong quá trình đề ra mục tiêu là xây dựng một bức tranh tinh thần
về điều bạn muốn thực hiện.
Vì bạn không muốn trí óc mình tập trung vào một hình ảnh tiêu cực nên
bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một cách tích cực
mục tiêu của mình.
3. Mục tiêu phải thực tế và khả thi. Cần nỗ lực nhưng phải trong khả năng của mình mới giữ được động lực phấn đấu.
4.
Mục tiêu phải bao gồm sự thay đổi bản thân. Bạn phải có những phẩm chất
nội tại cần thiết để đạt được mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành
một thầy thuốc, bạn phải tính đến những kiến thức cần thiết mà bạn cần
phải có.
5.
Bạn phải viết ra mục tiêu. Viết ra mục tiêu là cam kết thêm một bậc, nó
giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu. HÃY NHỚ: “Văn bản là sự kết tinh suy nghĩ,
chính những suy nghĩ được kết tinh sẽ là động lực thúc đẩy hành động”.
6.
Mục tiêu của bạn phải cụ thể. Mục tiêu rõ ràng sẽ đem lại kết quả rõ
ràng. Mục tiêu mơ hồ thường không đem lại kết quả, may lắm sẽ cho kết
quả mơ hồ. Mục tiêu cụ thể giúp bạn hình dung được kết quả và nhờ đó dễ
đạt kết quả hơn.
Mặc
dù hầu hết mọi người đều công nhận xác lập mục tiêu là một nhân tố quan
trọng để thành công nhưng nội tâm lại chống lại việc đó vì một số lý do
sau:
1.
Sự phỏng đoán - Nhiều người sợ sự thay đổi. Họ chống lại việc đề ra mục
tiêu vì có thể tạm thời gây phiền phức khi phải rời bỏ “lối mòn” để bước
lên tầm cao hơn.
2.
Thói quen- Chúng ta đều sống theo thói quen. Sau khi thực hiện một việc
gì đó theo một cách nhất định, cách thức đó sẽ trở thành thói quen. Một
thói quen là một sự máy móc. Vì vậy, mối đe dọa lớn nhất cho việc thay
đổi thói quen chính là thói quen hiện tại.
3.
Điều kỳ diệu - Nhiều người có tâm lý “há miệng chờ sung”. Họ ngồi đợi
điều kỳ diệu đến thay vì tự hành động để đề ra và hoàn thành mục tiêu.
4. Sợ thất bại - Nhiều người không đề ra mục tiêu vì họ sơ sẽ bị chỉ trích nếu không đạt được mục tiêu.
5.
Sợ thắng lợi - Thật trớ trêu, nhiều người không đề ra mục tiêu vì không
thể hình dung được mình có thể phải xây dựng một cách cư xử mới.
6.
Kỳ vọng quá cao - Nhiều người vô tình phản đối việc thiết lập mục tiêu
vì liên tục đề ra mục tiêu quá cao. Điều này sẽ dẫn đến tình huống: “Tôi
biết là tôi không thể đạt được mục tiêu đó, vì vậy, tôi sẽ không cố
gắng làm gì”.
Không
nên coi việc đề ra mục tiêu là một công việc khó khăn hay buồn tẻ. Nó
nên là một việc vui vẻ và hứng thú. Trong khi bạn phấn đấu cho mục tiêu,
chính nó sẽ tác động lại bạn. Càng hay đề ra mục tiêu, tiềm năng của
chúng ta càng được sử dụng nhiều hơn. Thống kê đã cho thấy chúng ta chỉ
sử dụng một phần nhỏ năng khiếu và khả năng của mình trong cuộc sống
hàng ngày. Đề ra mục tiêu sẽ giúp ta mở rộng hơn năng lực, sử dụng năng
khiếu và khả năng nhiều hơn.
Đề
ra mục tiêu đem lại cho ta “cảm giác” thành cộng. Nó làm cho mỗi ngày dễ
sống hơn. Những người đề ra mục tiêu cao và phấn đấu để đạt được nó sẽ
truyền cảm hứng cho bất cứ người nào quen mình. Người đó sẽ tiến lên một
cách vững chắc và nhiều người khác làm theo. “Cảm giác” thành công, sự
thỏa mãn xuất hiện do đã đạt được mục tiêu. Cuộc sống sẽ trở nên đầy
hứng thú khi chúng ta đang theo đuổi mục tiêu.
Thống
kê của ngành bảo hiểm cho biết một người bình thường trung bình chỉ thọ
chưa đầy 3 năm sau khi nghỉ hưu nếu không có một mục tiêu nào sau khi
nghỉ. Nếu có một mục đích hoặc mục tiêu, tuổi thọ trung bình sẽ là 9 năm
sau khi nghỉ. Vì vậy, để tăng gấp 3 số năm tuổi thọ sau khi nghỉ hưu,
chúng ta phải nghỉ hưu để làm một việc gì đó chứ không phải để nghỉ
ngơi.
Khi
thực hiện một kế hoạch mới, chẳng hạn một công việc mới, một chức vụ
mới, một doanh vụ mới, chúng ta sẽ hào hứng và tích cực..
__________________
Thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị thành công
Nguồn: dayconlamgiau.vn
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Sức mạnh của mục tiêu
Nếu
bạn không đạt được tiến bộ như mong đợi trong cuộc sống riêng tư cũng
như trên phương diện nghề nghiệp thì nhiều phần là bạn đã xác định mục
tiêu chưa rõ ràng và chưa hình dung được nó. Xác định rõ mục tiêu mới
giúp Bạn thực hiện và hoàn thành được nó. Xác định rõ mục tiêu là điều
thiết yếu để thành công.
Một
tác giả người Anh, Edward G. Bulwer-Lytton, đã viết: “Người thành công
hơn người chính là người từ khi còn trẻ đã biết rõ mục đích của mình và
luôn tập trung các khả năng của mình vào mục đích đó. Ngay cả thiên tài
cũng chỉ là khả năng quan sát tinh nhạy được củng cố bởi một mục đích
nhất quán. Tất cả những người có khả năng quan sát cẩn thận và kiên
quyết đều có thể trở thành thiên tài.”
Lợi ích của việc xác lập mục tiêu không có gì bí ẩn hay mơ hồ mà là những giá trị có thực và quan trọng:
1. Vạch rõ mục tiêu sẽ cải thiện hình ảnh bản thân bạn. Nó giúp bạn tiến bộ ngay bây giờ và sau này.
2. Nó làm bạn nhận ra sức mạnh của mình để nhờ đó vượt qua trở ngại và tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề.
3.
Nó cũng làm bạn nhận ra được điểm yếu của mình. Nhờ đó, bạn có thể vạch
ra mục tiêu mới để tiến bộ và mạnh hơn trong những lĩnh vực đó
4.
Mục tiêu đem lại cho con người sự tự tin. Sự thất vọng sẽ giảm ngay lập
tức khi sự mơ hồ và nghi ngờ được thay bằng tổ chức và đường lối rõ
ràng.
5. Nó cho bạn ý nghĩa của những chiến thắng quá khứ, đó sẽ là tác nhân kích thích cho thành công hiện tại.
6. Viết ra các mục tiêu sẽ giúp bạn hình dung, hành động và đạt được chúng.
7. Xác lập mục tiêu cho bạn con đường để đi
8.
Xác lập mục tiêu sẽ buộc bạn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và vì vậy xây
dựng được đường lối thích hợp. Bạn buộc phải rành mạch. Đó là bước đầu
tiên, tích cực, công khai để thành công.
9.
Xác lập mục tiêu sẽ tạo ra thực tế và phân biệt thực tế với mơ tưởng. Nó
không phải là giấc mơ. Nó phân biệt rõ ràng và vạch ra những vai trò mà
bạn phải thực hiện.
10.
Xác lập mục tiêu sẽ làm bạn có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.
Nó buộc bạn phải định rõ và xây dựng hệ thống giá trị ở dạng cụ thể.
11.
Mục tiêu sẽ là một tiêu chí để mài sắc khả năng quyết định. Người ta
luôn phải dựa vào một số tiêu chí hoặc tiêu chuẩn nào đó để quyết định.
Nếu không xác định rõ các tiêu chuẩn, người ta sẽ phải quyết định dưới
sức ép tức thời.
Để
mục tiêu có sức cuốn hút và hướng chúng ta tới thành công, chúng ta phải
theo những nguyên tắc xác lập mục tiêu - đó là “luật chơi”.
1. Mục tiêu của bạn phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn không thể được thúc đẩy bằng mục tiêu của người khác hoặc của công ty.
2.
Mục tiêu của bạn phải được xây dựng một cách tích cực. Một phần quan
trọng trong quá trình đề ra mục tiêu là xây dựng một bức tranh tinh thần
về điều bạn muốn thực hiện.
Vì bạn không muốn trí óc mình tập trung vào một hình ảnh tiêu cực nên
bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một cách tích cực
mục tiêu của mình.
3. Mục tiêu phải thực tế và khả thi. Cần nỗ lực nhưng phải trong khả năng của mình mới giữ được động lực phấn đấu.
4.
Mục tiêu phải bao gồm sự thay đổi bản thân. Bạn phải có những phẩm chất
nội tại cần thiết để đạt được mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành
một thầy thuốc, bạn phải tính đến những kiến thức cần thiết mà bạn cần
phải có.
5.
Bạn phải viết ra mục tiêu. Viết ra mục tiêu là cam kết thêm một bậc, nó
giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu. HÃY NHỚ: “Văn bản là sự kết tinh suy nghĩ,
chính những suy nghĩ được kết tinh sẽ là động lực thúc đẩy hành động”.
6.
Mục tiêu của bạn phải cụ thể. Mục tiêu rõ ràng sẽ đem lại kết quả rõ
ràng. Mục tiêu mơ hồ thường không đem lại kết quả, may lắm sẽ cho kết
quả mơ hồ. Mục tiêu cụ thể giúp bạn hình dung được kết quả và nhờ đó dễ
đạt kết quả hơn.
Mặc
dù hầu hết mọi người đều công nhận xác lập mục tiêu là một nhân tố quan
trọng để thành công nhưng nội tâm lại chống lại việc đó vì một số lý do
sau:
1.
Sự phỏng đoán - Nhiều người sợ sự thay đổi. Họ chống lại việc đề ra mục
tiêu vì có thể tạm thời gây phiền phức khi phải rời bỏ “lối mòn” để bước
lên tầm cao hơn.
2.
Thói quen- Chúng ta đều sống theo thói quen. Sau khi thực hiện một việc
gì đó theo một cách nhất định, cách thức đó sẽ trở thành thói quen. Một
thói quen là một sự máy móc. Vì vậy, mối đe dọa lớn nhất cho việc thay
đổi thói quen chính là thói quen hiện tại.
3.
Điều kỳ diệu - Nhiều người có tâm lý “há miệng chờ sung”. Họ ngồi đợi
điều kỳ diệu đến thay vì tự hành động để đề ra và hoàn thành mục tiêu.
4. Sợ thất bại - Nhiều người không đề ra mục tiêu vì họ sơ sẽ bị chỉ trích nếu không đạt được mục tiêu.
5.
Sợ thắng lợi - Thật trớ trêu, nhiều người không đề ra mục tiêu vì không
thể hình dung được mình có thể phải xây dựng một cách cư xử mới.
6.
Kỳ vọng quá cao - Nhiều người vô tình phản đối việc thiết lập mục tiêu
vì liên tục đề ra mục tiêu quá cao. Điều này sẽ dẫn đến tình huống: “Tôi
biết là tôi không thể đạt được mục tiêu đó, vì vậy, tôi sẽ không cố
gắng làm gì”.
Không
nên coi việc đề ra mục tiêu là một công việc khó khăn hay buồn tẻ. Nó
nên là một việc vui vẻ và hứng thú. Trong khi bạn phấn đấu cho mục tiêu,
chính nó sẽ tác động lại bạn. Càng hay đề ra mục tiêu, tiềm năng của
chúng ta càng được sử dụng nhiều hơn. Thống kê đã cho thấy chúng ta chỉ
sử dụng một phần nhỏ năng khiếu và khả năng của mình trong cuộc sống
hàng ngày. Đề ra mục tiêu sẽ giúp ta mở rộng hơn năng lực, sử dụng năng
khiếu và khả năng nhiều hơn.
Đề
ra mục tiêu đem lại cho ta “cảm giác” thành cộng. Nó làm cho mỗi ngày dễ
sống hơn. Những người đề ra mục tiêu cao và phấn đấu để đạt được nó sẽ
truyền cảm hứng cho bất cứ người nào quen mình. Người đó sẽ tiến lên một
cách vững chắc và nhiều người khác làm theo. “Cảm giác” thành công, sự
thỏa mãn xuất hiện do đã đạt được mục tiêu. Cuộc sống sẽ trở nên đầy
hứng thú khi chúng ta đang theo đuổi mục tiêu.
Thống
kê của ngành bảo hiểm cho biết một người bình thường trung bình chỉ thọ
chưa đầy 3 năm sau khi nghỉ hưu nếu không có một mục tiêu nào sau khi
nghỉ. Nếu có một mục đích hoặc mục tiêu, tuổi thọ trung bình sẽ là 9 năm
sau khi nghỉ. Vì vậy, để tăng gấp 3 số năm tuổi thọ sau khi nghỉ hưu,
chúng ta phải nghỉ hưu để làm một việc gì đó chứ không phải để nghỉ
ngơi.
Khi
thực hiện một kế hoạch mới, chẳng hạn một công việc mới, một chức vụ
mới, một doanh vụ mới, chúng ta sẽ hào hứng và tích cực..
__________________
Thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị thành công
Nguồn: dayconlamgiau.vn
Last edited by danthuytc; 31-08-2010 at 03:34 PM.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
8 cách đơn giản để đạt được mục tiêu
Động
cơ thúc đẩy là chìa khóa để thành công. Tuy nhiên, trên thực tế chúng
ta cũng hay gặp khó khăn trong việc tạo động cơ thúc đẩy cho bản thân.
Một số gợi ý giúp bạn có động lực đạt được thành công:
Chúng
ta thường dựa vào người khác để thiết lập mục tiêu và nhận sự động viên
để bắt đầu công việc và hoàn thành kế hoạch. Do đó, tự chúng ta tạo
động lực thúc đẩy bản thân mới là cách hiệu quả nhất để đạt được cái
đích của mình. Một khi bạn tự nhận thức và muốn tự kiểm tra khả năng của
mình, thì lúc đó bạn sẽ có động cơ để hoàn thành mục tiêu đó. Dưới đây
là một số gợi ý để giúp bạn có động lực đạt được thành công:
1. Đặt mục tiêu.
Hãy
nghĩ về những gì bạn muốn đạt được và nhận thức rõ rằng bạn sẽ phải làm
việc để hoàn thành xong mục tiêu đó. Hàng ngày không quên ghi chép và
viết ra cụ thể những ý định, mục tiêu của bạn.
2. Viết ra những lý do cho mục tiêu của mình.
Chẳng hạn nếu bạn muốn giảm cân thì bạn phải biết những lợi ích mà nó đem lại trên phương diện sức khoẻ của mình.
3. Chắc chắc rằng mục tiêu của bạn là hiện thực.
Đặt
mục tiêu quá cao, ngoài khả năng thực hiện của mình có thể sẽ đem đến
tác dụng ngược lại, đó là làm mất động lực thúc đẩy bạn. Nó có thể cản
trở sự nổ lực hoàn thành mục tiêu của bạn. Do đó, những mục tiêu phải là
những cái thực sự có thể đạt tới được.
4. Hình dung cảnh bản thân đạt được mục tiêu.
Quan
tâm đến những cảm giác mà bạn có khi bạn chạm được đến đích. Việc ghi
chép những cảm giác này hàng ngày là rất cần thiết, bởi lẻ bạn có thể
xem lại chúng và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
5. Đặt ra ngày tháng mà bạn có kế hoạch đạt được nó.
Điều này sẽ giúp bạn tập trung và nổ lực hơn để sớm đạt được thành công.
6. Phân nhỏ mục tiêu thành những bước nhỏ.
Việc
này không những giúp bạn có cảm giác thoải mái trong việc tiến hành
công việc mà còn làm cho bạn thấy vững tin với con đường đi đến thành
công của mình.
7. Biết khen thưởng bản thân khi hoàn thành các bước đi đến thành công.
Nhưng phần thưởng ở đây không phải là bằng vật chất đắt đỏ, mà là bạn
phải biết để bản thân được nghĩ ngơi như tắm rửa mát mẻ, đi dạo công
viên hay giải trí tại rạp phim... chẳng hạn. Lúc này bạn sẽ được thư
giản, lấy lại tinh thần để tiếp tục cho những mục tiêu
tiếp theo.
8. Cuối cùng, tìm kiếm sự giúp đỡ và nguồn cảm hứng từ gia đình và bạn bè.
Họ là những người có thể ủng hộ và cho bạn những lời khuyên có giá trị để đạt được sự thành công.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Cuộc sống của bạn phải có mục đích và ý nghĩa
Chắc
hẳn đã từng có những lúc bạn tự hỏi mục đích và ý nghĩa cuộc sống của
mình là gì? Đó chính là lúc bạn đang trăn trở tìm hướng đi và ý nghĩa
cho cuộc sống của mình, đó là lúc bạn đã ý thức được và có khát vọng đi
tìm niềm vui và hạnh phúc thực sự. Một nhà hiền triết đã từng nói “Cuộc
hành trình lớn nhất của một đời người là đi tìm chính bản thân mình,
trải nghiệm và thử thách tất cả để tìm ra mình là ai”, hay là “tận lực
tri thiên mệnh”.
Bạn sinh ra và lớn lên trong cuộc sống này chắc chắn không phải chỉ để
tồn tại, hay làm cái bóng của người khác và bạn cũng chẳng bao giờ muốn
mình làm nền cho bất kỳ ai. Bạn phải là chính bạn.
Bạn nên biết rằng sự tồn tại của bạn đã làm thay đổi rất nhiều điều xung
quanh. Những chặng đường bạn đi qua, những công việc bạn đã và đang
làm, những người bạn từng gặp, tiếp xúc hay kết bạn ắt hẳn sẽ khác đi
nếu không có bạn. Bạn đã để lại một dấu ấn rất riêng trong công việc,
trong tình cảm, ký ức kỷ niệm hay trong tâm hồn của họ và bạn sẽ còn tác
động đến thế giới xung quanh bởi những ý tưởng, ước mơ, hoài bão và
hành động cụ thể, hay đơn giản hơn là sự tồn tại của chính bạn.
Bạn có thể bận bịu với công việc hay chú tâm tới một điều nào đó trong
một giai đoạn của cuộc sống, nhưng sau cùng bạn sẽ luôn thức tỉnh bởi
những khát vọng, ước mơ từng có trong tiềm thức, hay đôi khi ngay từ
thuở thiếu thời. Và điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của
bạn. Mục đích cuộc sống có thể là điều mà mãi đến sau này, qua quá trình
trải nghiệm để trưởng thành bạn mới tìm ra hay đôi khi, nó đã được định
hình ngay từ những năm tháng khi bạn bắt đầu biết cảm nhận cuộc sống.
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau và ít nhiều
bị ảnh hưởng qua lại bởi những suy nghĩ, việc làm, quyết định của những
người xung quanh, đôi khi bởi cả sự tồn tại đơn thuần của họ.
Các nghiên cứu trên những người trưởng thành trên thế giới gần đây đã
chứng minh một trong những dấu hiệu chính xác nhất cho thấy một người có
hạnh phúc hay không tùy thuộc vào việc người đó có định hướng cho mình
một ước mơ, mục đích sống hướng thiện, hay có quan tâm đến người khác
hay không. Khi sống mà không có mục đích cụ thể hay sống trong vị kỷ, 70
trong số 100 người cảm thấy cuộc sống bấp bênh và vô nghĩa, còn khi có
một mục tiêu cụ thể, dám hành động và biết chia sẻ thì gần 70/100 người
lại cảm thấy hài lòng và cảm nhận được niềm vui và ý nghĩa của cuộc
sống.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Chìa khoá tiến đến mục tiêu
Mục
tiêu chính là nghị lực, là động lực sống của bạn. Nó giống như một cái
cây có rễ sâu: khi gặp mưa dông gió bão trong đời, bạn có thể nương náu
dưới bóng cây ấy, nó sẽ giữ cho bạn vững vàng và không bị cuốn đi. Bạn
đã có mục tiêu của mình, và đây là 5 chìa khoá giúp bạn tiến đến mục
tiêu:
Chìa khoá số 1: Ước lượng cái giá phải trả
Có bao nhiêu lần bạn đặt ra mục tiêu trong lúc đang hứng chí rồi sau đó
thấy rằng bạn không đủ sức tiến hành? Tại sao điều này xảy ra? Đó là vì
bạn không ước lượng được cái giá phải trả.
Chìa khoá số 2: Viết ra giấy
“Mục đích mà không được viết ra cũng sẽ chỉ là một điều ao ước mà thôi”.
Viết ra giấy giúp khả năng đạt mục tiêu gấp 10 lần so với chỉ nghĩ
trong đầu vì nó giúp bạn cụ thể hoá mục tiêu của mình.
Chìa khoá số 3: Hãy làm ngay
Đã bao lần bạn nói rằng: “Tôi sẽ cố, tôi sẽ thử” và đã bao lần bạn
thật sự làm? Có ai dám cho người khác cả ngàn đô chỉ được hứa rằng: “Tôi
sẽ, sẽ trả”? Hứa chỉ là hứa.
Bạn đã nghe câu nói của Geothe: “Hãy làm bất kỳ điều gì bạn có thể,
bất kỳ điều gì bạn mơ tới. Trong sự táo bạo có cảm hứng, có quyền lực và
cả sức luôi cuốn kỳ diệu”.
Khi chúng ta hoàn toàn tận tâm làm một việc gì đó, khả năng hoàn
thành của chúng ta sẽ tăng lên. Một khi quyết tâm đạt được mục tiêu, sức
mạnh ý chí, kỹ năng, khả năng sáng tạo của chúng ta được tăng lên. Chỉ
có việc làm hay không làm, không có việc thử làm.
Chìa khoá số 4: Những thời cơ quan trọng
Trong đời ta đôi khi có những thời cơ mà ta phải biết tận dụng. Một
số thời cơ để làm nên những mục tiêu mới như một quan hệ mới, cơ hội
thăng tiến, một cách nhìn mới, ...
Bạn đã từng nghe truyền thuyết về chim phượng hoàng lửa? Sau mỗi vòng
đời 500 hoặc 600 năm, chim phượng hoàng lửa xinh đẹp lại tự thiêu nó
trong đống lửa. Rồi từ tro tàn, nó lại hồi sinh. Tương tự như vậy, bạn
có thể “tái sinh” từ tro tàn kinh nghiệm cay đắng của bản thân lắm chứ.
Học hỏi kinh nghiệm cũng là một thời cơ.
Chìa khoá số 5: Thắt chặt.
Hãy nghĩ xem có ai có cùng mục tiêu như bạn, tại sao những người có
chung mục tiêu không cùng nhau hành động. Bạn cũng có thể tìm ai đó đã
từng thành công khi đạt được mục tiêu như bạn và xin lời khuyên từ họ.
Bạn sẽ mạnh mẽ và có nhiều cơ hội thành công hơn nếu biết cách thắt chặt
với mọi người.
Hãy làm cho cuộc đời của bạn có ý nghĩa bằng cách sống hết mình, vì
người khác, vì những sứ mệnh do mình đặt ra. Có những con người vĩ đại
với những cuộc đời hết sức lý thú, bởi vì họ đã thực hiện được những sứ
mệnh lớn: Gandhi giải phóng được cho 300 triệu người Ấn Độ, mẹ Teresa
xác định sứ mệnh của mình là đem lại quần áo và cơm ăn cho những người
đói rách, mục sư Martin Luther King đấu tranh cho quyền con người... Có
lẽ bạn sẽ thắc mắc: “Nhưng nếu tôi không làm được việc lớn như vậy, thì
chẳng lẽ cuộc đời tôi không vui, không thú vị hay sao?”. Không phải vậy,
như nhà sư phạm Maren Mouritsen đã nói: “Chỉ có một ít người làm được
những điều vĩ đại. Nhưng tất cả chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé
theo một cách thức lớn lao”.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Hãy để thế giới biết bạn là ai
Tất
cả mọi người chúng ta đều có xu hướng chung là mơ mộng. Có lẽ một trong
những giấc mơ đẹp nhất của chúng ta là một ngày nào đó thế giới sẽ đến
gõ cửa nhà chúng ta, một ngày nào đó thành công sẽ dẫn xác tới và gõ cửa
nhà chúng ta.
Nhưng lần sau nếu bạn có bắt gặp mình đang mơ mộng về một ai đó hoặc mơ
về một thứ gì đó, bạn cần phải tự ngăn mình lại, không mơ mộng nữa. Bạn
hãy đứng lên và bắt tay vào việc để chủ động tìm đến người đó hoặc thứ
đó. Thực ra, nếu có một ngày nào đó thế giới đến gõ cửa nhà bạn thì
trước đó thế giới cần phải biết bạn là ai đã. Bạn cần phải cho thế giới
biết bạn là ai. Bạn cần phải cho thế giới biết rằng bạn đang ở đây, rằng
bạn đang háo hức muốn làm việc, và rằng bạn sẽ cho thế giới một cái gì
đó hữu ích.
Chúng ta phải chống lại xu hướng luôn tin rằng một ngày nào đó thế giới
sẽ tìm đến chúng ta. Chúng ta phải chủ động tìm đến thế giới. Chúng ta
phải làm cho mọi việc bắt đầu. Chẳng có gì đáng buồn bằng việc một người
chỉ dành thời gian cả đời mình để chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi, trong
khi chính bản thân anh ta chẳng làm gì cả. Bạn đừng trải qua đời mình
chỉ để chờ đợi “vận may”, đừng để mình phụ thuộc vào “vận may”. Hãy tạo
ra vận may cho chính mình.
Tài năng của bạn có thể xuất chúng. Tiềm năng trong bạn có thể bao la.
Nhưng tài năng và tiềm năng đó không được thế giới biết đến thì cũng trở
thành hoang phí và vô nghĩa mà thôi.
Chốt lại:
Nếu
không cho người khác biết bạn là ai, khả năng của bạn như thế nào, thì
chúng ta đang đi vào con đường thất bại. Hầu hết những người leo lên địa
vị cao trong xã hội đều là những người chứng tỏ được khả năng của mình
với nguời khác. Còn những người còn lại- những kẻ tự cho mình cái cớ:
khiêm tốn, dấu tài hay mình là người sống nội tâm, đều phải sống trong
tủi hận, day dứt, luôn phải chịu những đánh giá thiếu chính xác, thậm
chí là bị vu khống với những điều xấu xa không tưởng tượng được. Những
người này lúc đầu tự răn mình cần sống cao thượng sẵn sàng chịu đựng,
nhưng sau đó khi sức chịu đựng đã cạn thì lại oán trách người khác đã
không hiểu mình, trong khi nguyên nhân lại ở chính họ: nếu họ không cho
người khác biết về mình thì làm sao người ta hiểu được.
Vì vậy ngay từ lúc này, bạn cần biết về nghệ thuật quảng cáo bản
thân, hãy cho mọi người biết những thông tin cần thiết để họ biết bạn
là người như thế nào, có ước vọng và mơ ước thành công gì trong tương
lai (tất nhiên tôi không nói bạn phải đi khoe khoang tùm lum, hét toáng
là mình giỏi, mình tài mà việc bộc lộ tài năng- nói hơi thô là khoe tài
cần làm một cách có nghệ thuật )… Và kết quả sẽ rất đáng khích lệ, bạn
sẽ thấy mình ngày càng được người khác tín nhiệm hơn, thành công hơn.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Kỹ năng xác định mục tiêu
Thiết lập mục tiêu
Không có mục tiêu rõ ràng, bất kỳ sự quản lý thời gian nào đều chỉ là lãng phí thời gian
Trước hết xin hãy xem xét những câu hỏi sau đây:
* Bạn có mục tiêu không?
* Có phải bạn thường xuyên đặt ra mục tiêu nhưng khó mà kiên trì thực hiện được?
* Bạn đã từng vì thiếu mục tiêu mà đã phải trả giá gì chưa?
* Bạn có biết sự ảnh hưởng của mục tiêu đối với việc quản lý thời gian không?
* Bạn có biết những điều cấm kỵ trong việc thiết lập mục tiêu là gì không?
Mục tiêu, bạn đã thiết lập chưa?
Trước tiên chúng ta hãy xem một trường hợp điển hình.
Về
mục tiêu, một điều tra nghiên cứu lịch sử tốt nhất mà tôi tìm được là
một lần điều tra nghiên cứu do đại học Yale thực hiện đối với các sinh
viên tốt tnghiệp vào năm 1953. Đại học Yale đã tiến hành một cuộc nghiên
cứu theo sát kéo dài tới 25 năm về vấn đề ảnh hưởng của mục tiêu đối
với cuộc đời, các đối tượng nghiên cứu đều tương đương về những điều
kiện khác như học lực, trí tuệ. Kết quả nghiên cứu như sau:
Tỷ lệ 25 năm trước 25 năm sau
27% - Không có mục tiêu - Cuộc sống ở tầng thấp nhất của xã hội, sống rất không như ý muốn
60% - Mục tiêu mơ hồ - Cuộc sống ở tầng trung hạ lưu của xã hội, thành tích không nổi trội
10% - Có mục tiêu rõ ràng nhưng - Sống ở tầng trung thượng lưu của xã hội,
trong thời gian khá ngắn giành được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực
3% - Các mục tiêu rõ ràng -Trở thành những người tiên phong,
và trong dài hạn dẫn đầu trong các lĩnh vực
Bây giờ, chúng ta lại làm thí nghiệm nho nhỏ.
·
Nếu tôi cho bạn một quả bóng, bảo bạn ném trúng bức tường cao 3 mét,
cách bạn 3 mét, bạn có làm được không? Tất nhiên là không thành vấn đề!
Nhưng, nếu tôi bịt hai mắt bạn lại, dắt bạn lùi lại 5 bước, sau đó lại
quay 10 vòng, vậy bạn vẫn có thể dễ dàng ném trúng bức tường đó chứ?
·
Hướng một thấu kính lồi vào một đống lá cây, hãy hội tụ các tia sáng
mặt trời xuyên qua thấu kính vào một điểm, một điểm rất nhỏ, không được
dịch chuyển, bạn có biết cuối cùng sẽ xảy ra việc gì không?
Những
ví dụ và thí nghiệm trên đây chỉ là muốn nói rõ một vấn đề: mục tiêu
rất quan trọng. Trong thí nghiệm thứ nhất, bạn biết rằng muốn ném trúng
những vật mà mình không nhìn thấy là rất khó khăn, mà muốn ném trúng
những vật mình căn bản không biết là không thể, cho nên bạn hiểu rất rõ
việc đặt ra mục tiêu là rất quan trọng. Trong thí nghiệm thứ hai, thấy
kính lồi cuối cùng sẽ đốt cháy lá cây. Mục tiêu có thể giống như chiếu
thấu kính lồi giúp bạn tập trung tiêu điểm vào những ước mơ, từ đó thực
hiện ước mơ, cho nên bạn hiểu rất rõ việc đặt ra mục tiêu là rất quan
trọng. Nhưng bạn đã đặt ra các mục tiêu chưa?
Kết
luận quan trọng nhất được rút ra thông qua các nghiên cứu đối với những
người thành công chính là: điều then chốt của thành công là ở chỗ có
mục tiêu, tất cả những cái khác chỉ là thứ yếu. Trong cuộc sống việc đặt
ra các mục tiêu rõ ràng cho bản thân càng giúp ích cho sự thành công,
mà có sự nắm bắt rõ ràng đối với các mục tiêu và phương hướng của bản
thân là sự mở đầu của tất cả những thành tựu vĩ đại. Nếu tâm hồn không
có một mục tiêu rõ ràng, sức lực tinh thần sẽ hao tổn vô ích, cũng giống
như một người mặc dù có một cái cưa điện với tình năng tốt nhất, nhưng
không biết phải làm gì trong rừng sâu. Tất nhiên, tôi nghĩ những điều đó
bạn đều rát rõ, nhưng bạn đã làm chưa? Bạn đã thiết lập các mục tiêu
chưa?
Tôi
không biết bạn đã từng chơi trò chơi ghép hình chưa. Nếu bạn không có
mục tiêu rõ ràng, thì gần như không biết được tổng thể bức tranh, bạn sẽ
chắp ghép rối loạn cuộc sống. Có một số người dường như thường xuyên,
bị mất phương hướng, lúc hướng đông, lúc hướng tây, không bao giờ có sự
định hướng. Vấn đề của họ rất đơn giản, chính là họ không biết cái mà
mình theo đuổi rốt cuộc là cái gì? Nếu bạn cũng không biết, vậy bạn sẽ
mãi mãi không bao giờ có một ngày ném trúng mục tiêu. Nếu bạn không biết
viễn cảnh tương lai của mình, bạn sẽ không bao giờ đến được đó; nếu bạn
không có chủ kieens của mình, người khác sẽ làm chủ thay bạn; nếu bạn
không có kế hoạch cho tương lai của mình, bạn sẽ trở thành một quân cờ
trong kế hoạch của người khác. Nhớ rõ, người không có mục tiêu cuối cùng
sẽ bị người có mục tiêu lợi dụng. Tôi nghĩ những điều đó bạn cũng đều
rất rõ, nhưng bạn đã làm chưa? Bạn đã đặt mục tiêu chưa?
Có
lẽ bạn đã lờ mờ cảm nhận được mục tiêu đối với việc quản lý thời gian là
rất quan trọng, khi bạn không ngừng nỗ lực cho các mục tiêu chính xác,
mục tiêu sẽ có tác dụng giống như chất xúc tác thời gian thần kỳ. Ý
nghĩa cơ bản nhất của mục tiêu là chỉ rõ cho bạn thấy phương hướng cần
đi theo trong cuộc sống, và bảo đảm bạn sẽ không bị đi chệch phương
hướng đó. Đây chính là sức mạnh chủ yếu của mục tiêu - cân đối rất lớn
thời gian của bạn.
Nếu
có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của việc thiết lập mục tiêu trong cuộc
đời, chúng ta sẽ phát hiện thấy, mục tiêu là một công cụ rất có hiệu
quả, nó có thể dẫn dắt chúng ta đi tới thành công. Nhưng nếu không có
mục tiêu, nó cũng giống như thứ năng lượng có tác dụng tiêu cực rất
mạnh, sẽ làm cho chúng ta giông như con ruồi mất đầu đâm húc lung tung,
để cho thời gian trôi tuột mất khỏi cuộc đời của chúng ta. Chỉ có chưa
đầy 3% số người trưởng thành sẽ viết ra mục tiêu của mình, và căn cứ vào
những mục tiêu đó vạch định kế hoạch cho công việc hàng ngày. Khi bạn
ngồi viết ra các mục tiêu của mình, bạn có thể xếp mình vào trong số 3%
những người xuất sắc này, hơn nữa bạn có thể nhanh chóng giànhđược những
thành tựu chẳng thua kém gì họ.
Không
có mục tiêu là điều cấm kỵ lớn nhất trong việc quản lý thời gian, đồng
thời cũng là điều dễ bị xem nhẹ nhất. Mục tiêu rõ ràng, sự chú ý càng
tập trung, bạn càng dễ dàng đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc
lựa chọn thời gian. Trong những sự việc quan trọng nhất, thời gian bỏ
vào càng nhiều, sự tiến triển mà bạn đạt được càng lớn, và càng có nhiều
sự đền đáp xứng đáng. Thành tựu càng lớn, sự tự cảm nhận của bạn sẽ
càng tốt hơn, sẽ càng có nhiều hơn sự tự khẳng định mình, đồng thời các
mong muốn chuẩn bị tự mình vượt qua sẽ mạnh hơn. Như thế bạn sẽ ở trên
môt đương ray xoắn ốc không ngừng vươn lên, không ngừng phát triển tới
hết mục tiêu này đến mục tiêu khác cao hơn.
Khi
nói hết tất cả những điều này, tôi vẫn muốn lặp lại một câu: “Tôi nghĩ
những điều đó bạn đều rất rõ, nhưng bạn đã làm chưa? Bạn đã đặt mục tiêu
chưa?” Tại sao một lần nữa tôi lại lặp lại câu nói này? Nhiều năm nay,
tôi phát hiện hầu như mọi người ai cũng đều hiểu rất rõ tầm quan trọng
của việc đặt ra mục tiêu, nhưng rất ít người suy xét nghiêm túc và thiết
lập các mục tiêu của mình. Tại sao vậy? Một nguyên nhân thường thấy
trong đó là sự lười biếng. Chúng ta đã quen làm một số việc cấp bách
nhưng mấy quan trọng, quen làm một số việc không cấp bách cũng không
quan trọng, nhưng rất ít bỏ thời gian vào những việc quan trọng nhưng
không mấy cấp bách giống như việc đặt ra các mục tiêu. Suy nghĩ sau cùng
là công việc khó khăn nhất, cho nên chỉ có rất ít người muốn thực hiện.
Một
nguyên nhân khác là chúng ta đã đặt ra một số mục tiêu, nhưng rất ít
trong số đó có thể đạt, từ đó làm cho chúng ta không còn có niềm tin
hoặc không còn hứng thú để đặt ra các mục tiêu nữa. Có phải đã từng có
một mơ ước, nó là điều bạn thực sự muốn làm, đột nhiên ập về trong đầu
bạn? Nhưng khi bạn cùng chia sẻ với bạn bè mơ ước này, họ lại lôi ra một
đống các lý do nói bạn không thể làm được. Có lẽ họ sẽ nói thế này:
“Anh đã không có tiền, lại không có đuowcj điều kiện giáo dục tốt, trừ
phi xuất hiện kỳ tích, nếu không anh vốn không thẻ làm được việc đó, anh
chẳng qua là đang nằm mơ giữa ban ngày thôi, hiện thực một chút đi!”
Chính như thế, bạn không còn muốn có một mục tiêu cho cuộc đời nữa. Bạn
bắt đầu nghĩ rằng nếu bản thân có một số mục tiêu lớn lao thì dường như
chính là tự cao tự đại. Thế là, bạn bóp chết ước mơ của mình, quy toàn
bộ chúng vào một phần của những “mong muốn” trong đầu. Không bao lâu,
bạn không cần nhờ đến người khác giúp mình để phủ quyết những ước mơ đó
của bản thân - chính bạn đã hoàn toàn có thể làm được. Nếu bạn cũng đã
có những từng trải như thế, vậy thì tôi muốn hỏi nếu bạn chưa đạt tới
mục tiêu, có phải là đã thất bại không? Tất nhiên là không, cũng giống
như người cầm lái con thuyền, chỉ cần thay đổi cách thức thực hiện, thì
có thể đạt tới mục tiêu.
Sau
khi bạn đã thiết lập các mục tiêu, bộ óc của bạn sẽ giúp bạn đạt tời
các mục tiêu đó. Bộ óc sẽ tìm kiếm tất cả các nguồn liên quan đến những
mục tiêu. Bạn biết không? Bộ óc chúng ta hàng ngày đều nhận được hàng
chục triệu thông tin từ năm giác quan, nó không thể xử lý từng cái một,
phần lớn các thông tin trng đó sẽ được lọc bớt, chỉ giữ lại những thông
tin mà bộ óc cho rằng cần phải chú ý. Bộ óc sẽ trực tiếp dẫn dắt chúng
ta chú ý tất cả những thứ có liên quan đến các mục tiêu. Ví dụ như, bạn
muốn mua nhà, khi đó bộ óc sẽ chú ý những sự việc mà khi mua nhà cần
phải chú ý, một số chi tiết như giá cả, trang trí các căn phòng, bởi vì
những điều đó đều có thể ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của bạn. Tại
sao bộ óc của bạn bây giờ mới lưuýđến những thông tin này?Lẽ nào trước
đây nó không lưuý sao? Trên thực tế, những sự việc nên liên quan đến mua
nhà sớm đã tích tụ trong bộ não. Chỉ cóđiều khi bạn vẫn chưa quyết định
mua nhà, những sự việc có liên này sẽ được bộ não lọc đi, mà khi bạn
quyết định mua nhà, bộ não mới bắt đầu chú ý tới những thông tin này. Bộ
não sẽ làm cho chúng ta luôn luôn lưu ý tới tất cả các nguồn thông tin
liên quan đến việc theo đuổi mục tiêu với tốc độ đáng kinh ngạc. Rất
nhiều người xung quanh chúng ta đều biết mình nên làm những việc gì
trong cuộc đời, nhưng cứ mãi chần chừ không đưa ra hành động, nguyên
nhân căn bản là họ thiếu khuyết một số mục tiêu tương lai có thể lôi
cuốn mình. Những người giành được thành tựu to lớn, đều là bởi vì họ đã
thiết lập được những mục tiêu rõ ràng. Khi bạn đặt ra các mục tiêu đủ để
lôi cuốn mình, bộ não sẽ giúp bạn khóa chặt các nguồn thông tin cần
thiết để đạt được mục tiêu, dẫn dắt bạn tới các mục tiêu.
Mỗi
người đều đã từng trải qua những ngày tháng không có mục tiêu rõ ràng,
thử nghĩ xem nếu trong những ngày tháng đã qua, bạn có một mục tiêu rõ
ràng và có thể tiến tới mục tiêu đó hoàn toàn giống như trước, vậy bạn
sẽ giảm đi được bao nhiêu đường vòng, những thành tích ngày hôm nay sẽ
có gì khác?
Tương
lai khiên người ta bận lòng mới có thể kích thích được những suy nghĩ
trưởng thành, một người mà ý nghĩ, trí tuệ không thể trưởng thành, chỉ
có thể xem là một nửa người sống. Mục tiêu cuộc sống của tôi là gì? Đây
là vấn đề lớn nhất trong cuộc đời. Tôi tin chắc rằng mỗi người đều có
một mục tiêu bắt rễ tân sâu trong lòng, không ai có thể nói cho bạn biết
mục tiêu của bạn, chỉ có bạn mới có thể hiểu sâu sắc bản thân mình,
phát hiện những khao khát tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng. Mục tiêu của
bạn là gì?
Last edited by danthuytc; 17-05-2010 at 03:01 PM.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Lên lịch làm việc
Có
đôi khi, vì quá nhiều việc mà bạn không biết phải làm việc nào trước,
việc nào sau. Thời gian và công việc cứ “lộn tùng phèo”, chẳng thể kiểm
soát vì việc này chưa xong lại phải lo giải quyết việc khác. Kiểu làm
việc này không thể mang lại hiệu quả và luôn gây bực bội.
Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích
hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong
khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm
việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian của
mình:
- Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương
nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng
để hy sinh thời gian vì nó.
- Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24
giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những
người trong 18 năm học đã có thể nói được 3 ngoại ngữ, có người không
xong nổi tú tài. Ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt
ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người.
- Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình
phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn
nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và
luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian".
- Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải
quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế
không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh. Kế hoạch chỉ
đem lại hiệu quả nếu đấy là một kế hoạch linh hoạt.
- Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý.
Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay,
lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình
lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng
nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm
được để… nhớ ra lịch làm việc của mình.
Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch:
- Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những
dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian
cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian
còn lại để làm những gì bạn muốn.
- Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian
đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình
tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn, có
thể phụ thuộc ở chính bạn, phụ thuộc vào mối tương quan giữa những việc
lớn và nhỏ. Đôi khi phải biết hy sinh cái này vì cái kia.
- Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này
lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc
có tính rủi ro cao hoặc một công việc mới, hãy dành thời gian dự phòng
nhiều lên.
- Kế hoạch đã lập cần linh hoạt, hoàn toàn có thể thay đổi vào giờ chót.
Vâng, vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch
nên hợp lý. Ví dụ, bạn không thể hoãn gặp đối tác chỉ vì hôm nay mặt bạn
mới nổi mụn.
Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử
dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được
những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn.
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Lựa chọn mục tiêu cuộc đời
Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì?
Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không?
Bạn đã nghe câu nói này chưa? “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi
ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo
mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”. Đây là lời khuyên
của Ken Loughnan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Victoria,
Melbourne. Và 8X Hor Samnang, từng là lãnh đạo chương trình “Tàu thanh
niên Đông Nam Á” đã chia sẻ với tôi rằng: “You can’t prepare the future
for youself but you can prepare yourself for future” (Bạn không thể
chuẩn bị tương lai cho mình nhưng hãy rèn luyện mình cho một tương lai
mong muốn).
Những nguyên tắc để Setting Goal
Trong khóa học “Những vấn đề trong cuộc sống” (Life matter Course)
tôi đã được tham gia tại Melbourne, David Mills có lời khuyên rất ấn
tượng về những nguyên tắc khi định ra mục tiêu cho tương lai, đó là
SMART.
S-Simple: Mục tiêu nên đơn giản (nhưng không có nghĩa là không ý nghĩa) và quan trọng bản thân mình cần hiểu rõ nó là gì.
M-Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được. Chúng ta có thể đánh
giá, kiểm nghiệm từng chặng đường đã đi qua trên con đường dài đến khu
vườn mơ ước.
A-Achievable: Mục tiêu có thể đạt được. Thật vô nghĩa khi bạn ghé
máu, sợ tiếp xúc với bệnh nhân lại đặt ra mục tiêu làm bác sĩ hoặc khi
bạn chẳng có kiến thức gì về chính trị, ghét nói đến những vấn đề “nhạy
cảm” lại đặt mục tiêu trở thành chính khách…
R-Realistric: Mục tiêu mang tính thực tiễn. Mục tiêu hoàn toàn
khác với ước mơ nên nó bị chi phối bởi cuộc sống hiện thực và hoàn cảnh
quanh bạn. Xin đừng đặt ra mục tiêu sẽ làm thị trưởng hoặc Tổng thống Mỹ
khi bạn mang quốc tịch Việt Nam.
T-Timeframe:
Cần đặt mục tiêu trong một khung thời gian. Đặt ra mục tiêu nhưng không
có thời gian cụ thể thì mãi mãi nó sẽ nằm trên giấy vì bạn không có
động lực để bắt tay vào thực hiện. Ví như bạn muốn thành công với công
ty riêng của mình nhưng không đặt ra là lúc bao nhiêu tuổi thì sẽ mất
khá lâu để mở được công ty riêng.
Nhưng cội rễ của những nguyên tắc trên chính là niềm tin (BELIEF). Có
niềm tin bạn mới dám đặt ra mục tiêu, có niềm tin bạn mới sẵn lòng học
tập từ người khác và không thấy ghen tỵ với thành công của họ, và quan
trọng hơn: Bạn đủ can đảm đứng trên đôi chân của mình để đương đầu với
thử thách, để bắt đầu chuyến phiêu lưu đến khu vườn mơ ước.
Bạn sẽ hỏi: Mục tiêu chúng ta đặt ra có cần phải lớn lao, mang tính đột phá?
Hãy lắng nghe “Câu chuyện về những con sao biển”
“Một thương gia đang dạo chơi thì thấy một cậu bé đang chầm chậm đi dọc
bờ biển khơi. Với mong muốn chỉ cho cậu bé một bài học, người thương gia
tiến lại gần và nói: ‘Ta đã thấy những việc con làm và rất trân trọng
nó, nhưng con có nhận ra có bao nhiêu bãi biển quanh đây và có bao nhiêu
con sao biển đang nằm thoi thóp trên từng bãi biển? Ta chắc một cậu bé
chăm chỉ và tốt bụng như con sẽ có thể làm nhiều việc lớn lao và có ích
hơn với quỹ thời gian này. Con nghĩ những việc con đang làm sẽ thay đổi
được gì sao?”. Cậu bé nhìn người thương gia rồi nhẹ nhàng cúi xuống nhặt
con sao biển dưới chân và quăng ra biển “Con đã thay đổi con sao biển
đó”.
--> Đừng nghĩ những việc nhỏ nhặt bạn đang làm không có ý nghĩa,
không mang tác dụng gì. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ và thực hiện
nó, những mục tiêu lớn hơn sẽ đến rất nhẹ nhàng và tự nhiên.
Đối mặt với thất bại
Khi
có được mục tiêu chắc chắn đi kèm sẽ là những thất bại. Không ai không
một lần nếm trải kinh nghiệm bại trận trên đường đi đến thành công.
Nhưng bạn đã nghe câu chuyện về “Quy luật của những hạt giống” chưa?
Hãy nhìn lên cây me, bạn sẽ thấy khoảng 500 trái me, mỗi trái me lại
có khoảng 10 hạt me. Con số hạt tổng cộng là rất nhiều. Bàn sẽ tự hỏi vì
sao thiên nhiên cần nhiều hạt thế chỉ để gieo trong thêm vài cây me?
Vì bạn ơi: không phải hạt nào gieo xuống cũng lên mầm, trong thực tế có hàng ngàn hạt giống bao giờ nảy mầm”.
Chúng ta có thể dự 20 cuộc phỏng vấn chỉ để kiếm 1 việc làm tốt.
Chúng ta sẽ có thể phỏng vấn 40 người chỉ để kiếm 1 nhân viên giỏi.
Chúng ta sẽ có thể trình bày với 50 người chỉ để bán 1 căn nhà, 1 hợp đồng bảo hiểm hoặc 1 ý tưởng kinh doanh.
Và chúng ta sẽ có thể kết bạn với hàng trăm người xa lạ chỉ để tìm ra một người đặc biệt cho riêng mình.
Vì thế có câu nói rằng: “If you really want to make something happen,
you had better try more than once” – Nếu bạn thực sự muốn làm việc gì đó
thì hãy cố gắng hơn 1 lần.
ADAM KHOO: Tác giả của một loạt những quyển sách bán chạy nhất về thúc
đẩy ý chí phấn đấu của giới trẻ và quyển “I am Gifted, So are you” là
một trong số đó. Đồng thời là một nhà doanh nghiệp thành công, Adam Khoo
đã tự làm chủ và điều hành 3 công ty với tổng doanh thu hàng năm lên
đến 20 triệu đô la. Có ai biết được chàng thanh niên tài giỏi, phấn đấu
bằng tài năng của mình và kiếm được 1 triệu đô la đầu tiên khi mới 26
tuổi lại từng bị một loạt các trưởng phổ thông ở Singapore từ chối vì
học quá dở. Vậy bí quyết thành công của Adam Khoo là gì?
1- Có tư tưởng đúng
“Nếu bạn muốn sự việc trở nên tồi tệ thế nào, bạn luôn tìm được cách để
làm nó như thế. Khi tôi không đạt được kết quả như mong muốn, không có
nghĩa là tôi thất bại. Mà nhờ đó tôi trưởng thành hơn vì tôi đã biết
điều gì không mang lại kết quả”.
2- Có những mục tiêu rõ ràng
Hãy tự đề ra bạn muốn là ai trong 5 năm tới, bạn muốn ở đâu trong 5 năm
tới và bạn đang ở chặng đường nào trên hành trình đi đến mục tiêu cuộc
đời trong 5 năm tới.
3- Hành động
“Nguyên nhân chính ngăn cản con người bắt tay vào thực hiện bất cứ việc gì chính là: Nỗi lo sợ sẽ thất bại”
4- Có chiến lược đúng
“Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực nào, hãy tìm ai đó có kinh
nghiệm về nó để học hỏi và tham khảo chiến lược của họ là gì”
5- Đương đầu với sự thất bại và nỗi thất vọng
“Khả năng đương đầu với khó khăn và nỗi thất vọng bản thân sẽ quyết định bạn thành công hay không?”
-
Lên kế hoạch mục tiêu cuộc đời
Phương Pháp Thiết lập Mục Tiêu Cá nhân
Thiết
lập mục tiêu là một công cụ rất hữu ích cho việc lên kế hoạch phát
triển cá nhân. Nắm bắt được quy trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn
biết được mục tiêu thật sự và cuối cùng trong một kế hoạch cũng như
trong cuộc sống, thông qua việc xác định một cách chính xác những gì bạn
mong muốn đạt được và giai đoạn nào bạn phải tập trung hết nổ lực của
mình và cũng như việc bạn xác định được những rào cản và trở ngại mà
mình có thể gặp phải. Nếu bạn thấm nhuần phương pháp này nó sẽ giúp bạn
cảm thấy tự tin và giải quyết vấn đề sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Thiết lập mục tiêu là một trong những kỹ thuật mà các vận động viên nhà
nghề và các doanh nhân thành đạt sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này
giúp họ tìm thấy được động lực và phương hướng để hoàn thành mục tiêu mà
họ đã đặt ra. Tổ chức thời gian, các bước thực hiện cũng như sử dụng
các nguồn lực giới hạn để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất và
nhanh chóng nhất.
Một mục tiêu bao gồm những mức độ khác nhau. Đầu tiên bạn
phải xác định được mục tiêu cốt lõi. Bạn phải tự vẽ ra bức tranh tổng
quát để hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, Bạn chia nhỏ bức tranh này ra
thành những bước cụ thể rồi lần lượt hoàn thành những bước này.
Mục tiêu cốt lõi
Bước đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân là bạn phải xem xét cái
gì thật sự bạn muốn đạt được trong cuộc đời bạn. Khi bạn đã xác định mục
tiêu cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể bạn phải làm gì
và khi phải ra quyết định trước việc gì bạn hãy dựa trên bức tranh tổng
thể đó. Trên mỗi lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: Gia đình, sự
nghiệp, quan hệ bạn bè, tài chính, sức khỏe… bạn phải liệt kê ra và phải
xác định quan điểm và thái độ của mình đối với từng lĩnh vực. Khi đã
liệt kê và xác lập quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực được xem là cốt lõi
đối với cuộc sống của bạn thì bạn phải ứng dụng chúng một cách nghiêm
túc ngay trong cuộc sống. Bạn cũng phải luôn xem lại bản thân mình xem
hành động của bạn có phản ánh được những gì bạn mong muốn không và phải
luôn tự nhủ với mình rằng “ Mục tiêu này là do bạn tự đặt ra không ai ép
buộc bạn, không phải do ba mẹ, không phải do bạn bè…”.
Khi đã có được mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống thì bạn hãy lập kế hoạch
và chia ra thành những bước nhỏ để có thể thực hiện trong 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng hay 1 năm… và thực hiện từng bước một sẽ giúp bạn dễ dàng
đạt được mục tiêu đã đặt ra. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra những việc cần
làm trong 1 ngày và phải bảo đảm rằng những việc này phải dựa trên mục
tiêu cốt lõi của bạn.
Theo đuổi mục tiêu đã đặt ra
Một khi đã xác định được bước đầu tiên trong kế hoạch thì bạn phải
thực hiện chúng theo quỹ đạo mà bạn đã định sẵn bằng cách luôn xem lại
và cập nhật chúng mỗi ngày. Nhìn nhận mục tiêu cuối cùng của bạn giống
như một hiến pháp của một quốc gia. Khi muốn thay đổi chúng bạn phải xem
xét thật cẩn trọng.
Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả
Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu hiệu quả:
* Xác định mục tiêu của bạn một cách thật rõ ràng: Điều này giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch;
* Chính xác: Để xác định mục tiêu một cách chính xác bạn phải
liệt kê thật cụ thể: thời gian, cũng như những gì cần đạt được trong một
kế hoạch. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra lại xem bạn có thể
đat được mục tiêu ở mức độ nào;
* Xác định mức độ ưu tiên: Khi bạn có nhiều mục tiêu, bạn phải
xác định được thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh
được sự quá tải khi thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc và dành thời
gian và sức lực cho mục tiêu cao nhất nhiều hơn;
* Viết từng mục tiêu cụ thể ra: Việc này rất quan trọng, vì theo
thói quen bạn thường giữ chúng trong đầu nhưng nếu bạn viết chúng ra nó
sẽ giúp bạn có thêm động lực và luôn nhắc nhở bạn phải hoàn thành các
mục tiêu đó;
* Chia thành những bước nhỏ: Nếu một kế họach quá lớn, bạn sẽ khó thực hiện và không thể thấy được thành quả cũng như đạt được kế hoạch đó ở mức độ nào;
* Thiết lập mục tiêu phải thực tế: Luôn quan tâm đến những mục
tiêu bạn đã lập ra phải bảo đảm rằng bạn luôn kiểm soát được chúng. Bạn
có thể không đạt được mục tiêu bằng nhiều lý do như: thiếu may mắn,
những yếu tố không kiểm sóat như: thời tiết, môi trường, sự thiếu công
bằng, tai nạn….Nhưng bạn không thể thất bại với lý do không không tuân
thủ theo kế hoạch đã đạt ra, điều này làm bạn chán nản và dễ dàng buông
xuôi.
* Thiết lập mục tiêu một cách thiết thực: Khi thiết lập mục tiêu
bạn phải bảo đảm kế hoạch này nằm trong khả năng của bạn. Ban đầu phải
đi từ dễ đến khó, không đặt ra những mục tiêu thật khó vì nó sẽ dễ làm
bạn chán nản.
* Đừng thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng: Mục tiêu quá dễ là một con dao hai lưỡi, nó giúp bạn dễ dàng đạt được nhưng cũng dễ làm bạn mất đi động lực.
Đạt được mục tiêu:
Khi bạn đạt được mục tiêu dành thời gian để tận hưởng những kết quả bạn
đã đạt được quan sát những bước tiếp theo trong kế hoạch.
Khi đạt được mục tiêu bạn cần rút ra kinh nghiệm và xem lại toàn bộ kế hoạch của mình:
* Nếu bạn đạt được các mục tiêu quá dễ dàng, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo khó hơn;
* Nếu bạn đạt được mục tiêu quá khó khăn, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo dễ dàng hơn;
* Nếu sau khi đạt được mục tiêu ban đầu và bạn nhận ra phải thay đổi kế
hoạch tiếp theo thì đừng ngại ngần thay đổi nhưng phải cân nhắc cẩn
thận;
* Nếu trong khi thực hiện kế họach bạn nhận thấy rằng: Nỗ lực của bạn
thì rất nhiều so với thành quả bạn đạt được. Bạn phải xem lại có nên đặt
ra kế hoạch để khắc phục việc đó hay không.
Nếu bạn thất bại điều đó không quan trọng. Quan trọng là bạn đã có được
kinh nghiệm từ thất bại đó. Hãy chiêm nghiệm thật kỹ bài học đó và bắt
đầu lại.
Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn sẽ thay đổi song song với sự phát triển
của cá nhân bạn. Nếu mục tiêu không còn kích thích bạn thí hãy bỏ chúng
đi! Và luôn nghĩ rằng bạn điều khiển chúng chứ bạn không bị chúng điều
khiển. Mục đích mang lại cho bạn sự kích thích thật sự, sự thỏa mãn và
cảm giác thành công.
Các điểm lưu ý:
Phương pháp thiết lập mục tiêu là:
* Xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được;
* Phân biệt điều nào là quan trọng trong mớ hỗn độn;
* Tạo động lực giúp bạn đạt được mục tiêu;
* Xây dựng lòng tin cho bạn dựa trên những kết quả đạt được.
Đừng quên tận hưởng kết quả mà bạn đạt được. Rút ra bài học cần thiết và ứng dụng bài học đó vào những bước tiếp theo.
-
Kinh nghiệm “quản lý” thời gian
Quản lý
thời gian chính là quản lý bản thân, nghĩa là làm cho những cam kết của
bản thân trở nên có tổ chức hơn, duy trì mức độ tập trung và sử dụng
thời gian của bạn sao cho có lợi nhất.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn trở nên chủ động với thời gian của mình:
Duy trì danh sách công việc:
Tạo
ra 1 danh sách công việc và tạo thói quen cập nhật nó thường xuyên. Bao
gồm những việc cần-làm-gấp và việc chưa-cần-làm-gấp để bạn sẽ không bao
giờ phải quên hay bỏ sót bất cứ việc gì. Mang theo bên mình danh sách
này, hoặc là lưu trong điện thoại hay sổ tay làm việc. Ngoài ra, việc
cần nhớ là hãy cụ thể hóa dự án hay nhiệm vụ phải làm bằng những hành
dộng cụ thể.
Xác định rõ thời gian:
Cần
định rõ khung thời gian cho mỗi hành động và ngày hoàn tất. Nếu thứ tự
công việc phải làm không quan trọng thì bạn có thể hoàn tất được việc
nào đó khi phải lấp đầy khoảng thời gian trống bất ngờ. Chẳng hạn như
bạn có thể tra cứu thông tin trên internet tại văn phòng trong khi phải
chờ đợi một cuộc họp nào đấy.
Đề ra thời hạn cuối cùng và tôn trong chúng:
Hãy
thực thế về việc đề ra hạn chót cho những công việc phải làm của mình.
Sự thật là bất cứ nhiệm vụ nào đều có thời lượng thực hiện của riêng nó.
Có bao giờ bạn để ý thấy rằng bạn thường hoàn tất những công việc giấy
tờ, phân nhiệm vụ và quyết định rất chớp nhoáng vào ngày cuối cùng trước
khi đi nghỉ mát đâu đó không? Dù là khi chạy nước rút, chúng ta có
khuynh hướng làm xong khá nhiều việc, nhưng sẽ bớt căng thẳng hơn và
chuyên nghiệp hơn nếu bạn đề ra và theo sát kế hoạch hành động của mình.
Sử dụng thời gian thật khôn ngoan:
Hãy
truy nhập vào hệ thống email vào những lần nhất định trong ngày và để
điện thoại trả lời tự động để bạn có thể có được 1-2 tiếng tập trung mỗi
ngày. Nếu có thể, đừng mở email nếu bạn không có thời gian cho nó.
Hãy trật tự và ngăn nắp:
Hãy
sắp xếp lại bàn làm việc của bạn, những hồ sơ, email sao cho dễ dàng
tìm thấy nhất. Việc tìm kiếm thông tin hay hồ sơ thất lạc thường tiêu
tốn rất nhiều thời gian.
Tránh sự ngắt quãng:
Nếu
phòng bạn có cửa, đôi lúc hãy đóng nó lại. Chính sách
“luôn-mở-rộng-cửa” với nhân viên sẽ thất bại nếu như bạn không có thời
gian lắng nghe những câu hỏi thắc mắc của họ và giải đáp. Nếu đồng sự
của bạn đến bàn khi bạn quá bận rộn, hãy đề nghị anh/cô ấy xếp 1 thời
điểm khác để nói chuyện.
Cùng cộng tác:
Các
cộng sự của bạn cũng mong muốn bạn sẽ hoàn thành công việc đúng thời
hạn, cho nên, bạn phải nhớ tránh bất kỳ sự trì hoãn nào. Bạn cũng mong
muốn họ như vậy đối với bạn. Để an toàn nhất, hãy kéo thêm chút thời
gian vào hạn cuối của mỗi dự án để phòng trừ những trường hợp bất khả
kháng.
Tránh những giám sát không cần thiết:
Nếu
bạn đã giao trách nhiệm hay phân bổ việc cho người nào đó, hãy để họ
đảm trách trừ phi bạn có nhiệm vụ là phải theo sát họ. Quá nhiều người
cứ lãng phí thời gian quý báu của mình để lắng nghe hay đọc báo cáo về
dự án của người khác. Nếu việc của đồng nghiệp không tác động trực tiếp
đến công việc hàng ngày, tiến độ công việc hay mục tiêu nghề nghiệp của
bạn thì hãy biểu đạt sự quan tâm đó bằng một cuộc nói chuyện mang tính
hỗ trợ vào một thời điểm thích hợp.
Hủy bỏ những cuộc họp thường nhật:
Hãy
xác định sự cần thiết của những cuộc họp. Nếu cần thiết, hãy lên lịch
và theo sát-bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Nếu sự hiện diện của bạn thật
sự không cần thiết lắm cho toàn bộ tiến trình cuộc họp hãy gặp riêng cấp
trên của bạn để xin phép dành thời gian làm những việc cần thiết hơn.
Giữ vững tiến độ:
Trau
dồi sắc bén các kỹ năng của bạn bằng cách luôn đảm nhận ít nhất 1 dự án
công việc trong suốt thời gian. Thậm chí, 2-3 dự án sẽ tốt hơn nữa. Làm
nhiều việc cùng một lúc sẽ giúp cho tâm trí bạn luôn chủ động và tầm
nhìn của bạn sẽ sáng suốt.
Lựa chọn dự án một cách cần thận:
Phải
bảo đảm rằng dự án bạn đảm nhận mang lại lợi ích cho công ty và tận
dụng hết được những kỹ năng của bạn. Có thể có nhiều lý do chính đáng để
từ chối đảm nhận thêm việc và những người làm việc chuyên nghiệp
thường biết cách nói “Không”. Hãy tự hỏi, “ Liệu dự án này có giúp phát
triển sự nghiệp của tôi?”, “Tôi có thể cam kết đủ thời gian để hoàn
thành nó đúng hạn?” Bạn sẽ được nhiều người nể trọng nếu biết công tác
với một đồng sự để kỹ năng làm việc của hai người có thể bổ sung cho
nhau hơn là bạn nhận thêm việc, tự đè nặng trách nhiệm thêm trên vai
trong khi sức lực và thời gian không cho phép dẫn đến quá tải.
Không trì hoãn:
Tâm
lý muốn trì hoãn làm những việc mình không thích là thường tình ở mỗi
con người. Cần nhất là biết kết hợp và sắp xếp thời gian hợp lý cho
những việc ít thú vị. Vì dụ, nếu bạn không thích làm việc với những con
số, hãy làm việc đó đầu tiên vào buổi sáng khi bạn đang sảng khoái và sẽ
ít bị phân tâm nhất.
Tự thưởng:
Quản
lý thời gian không hoàn toàn là quản lý công việc mà còn bao gồm cả
việc sắp xếp thời gian để thư giãn và nạp lại năng lượng cho bản thân.
Hãy lên kế hoạch tự thưởng cho mình mỗi khi hoàn thành 1việc nào đấy. Cụ
thể như thưởng cho mình 1 ly café khi bản báo cáo chi tiết kỹ thuật hay
lên kế hoạch 1 kỳ nghỉ thú vị khi 1 sản phẩm được tung ra.
Blogger Gadgets
0 nhận xét:
Đăng nhận xét